
Bí quyết mang giày cao gót không đau bạn gái không thể bỏ qua
- Người viết: Thảo Nguyên lúc
- Life Hacks 4 Girls
Phài nữ thường trông duyên dáng, uyển chuyển trên đôi giày cao gót. Tuy nhiên, items thời trang này cũng thường khiến bạn gái cảm thấy khổ sở và khó chịu vì giày cọ xát vào da làm đau chân. Một vài mẹo đi giày cao gót sau đây sẽ khiến bạn tự tin diện giày cao gót:
1. Chọn giày phù hợp
a. Chọn giày cao gót đi hằng ngày
Dù bạn có thích mang giày cao gót đền thế nào, bạn cũng chỉ nên chọn loại có độ cao vừa phải. Vì việc thường xuyên mang giày cao gót sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe như làm tổn thương khớp gối, xương sống và dây chằng về lâu dài.
Cách đơn giản nhất để mang giày cao mà ít ảnh hưởng sức khỏe là tuân thủ lời khuyên của bác sĩ - gót không nên cao quá 4 cm cho các đôi dùng để đi hằng ngày.
Một điều khác cần chú ý tới, chính là khoảng cách giữa gót và đế giày. Giày càng cao thì khoảng cách này càng ngắn lại. Khoảng cách 6 cm được xem là an toàn. Vì nó giúp bạn cảm thấy vững chãi khi đi và đứng.
b. Chọn giày đi tiệc
Ở những buổi tiệc, bạn sẽ trông càng uyển chuyển và nổi bậc hơn trong những bộ cánh khi kết hợp cùng đôi giày cao gót. Do đó, việc chọn một đôi cao gót để đi tiệc sẽ phức tạp hơi nhiều. Sau đây, là hai cách phổ biến giúp bạn nữ chọn được đôi giày "chiến" phù hợp:
- Cách 1: Trước hết, bạn cần hiểu rõ đặc điểm của cơ thể bằng cách đo chiều cao và độ đài chân (tính từ hông tới bàn chân). Sau đó, áp dụng theo công thức sau: (Chiều cao/độ dài chân - 1,61) x10. Kết quả là độ cao lý tưởng của đôi giày cao gót dành riêng cho bạn
- Cách thứ hai sẽ cần một chiếc thước. Bạn hãy ngồi thoải mái trên ghế và duỗi bàn chân thoải mái về phía trước. Đo khoảng cách từ gót tới phần lòng bàn chân. Từ đó, bạn sẽ ra được chiều cao lý tưởng cho gót đôi giày bạn đi.
3. Một số lưu ý khác:
- Bạn nên chọn giày có cỡ rộng hơn size của chân bình thường một chút. Như vậy, gót giày sẽ đỡ cọ xát vào da. Đồng thời, bạn lại có thể lót thêm một miếng đệm silicon vào giày để cảm thấy thoải mái hơn.
- Nhiều loại giày dép thường được làm bằng các chất liệu nhân tạo nên tạo cảm giác rất thô. Đồng thời, phải mất nhiều thời gian để tạo hình theo đường cong tự nhiên của bàn chân, ngón chân. Do đó, nó dễ làm bạn bị đau, chai chân khi đi lại. Hầu hết các loại giày thoải mái khi làm bằng da hoặc da lộn.
- Khi mua giày, bạn đừng ngại đi đi lại lại một chút để cảm nhận rõ hơn về sự thoải mái. Thêm vào đó, bạn nên chú ý tới vị trí của gót. Nếu nó bị cong hay hướng ra hoặc vào trong quá thì khi đi sẽ gây đau chân, dễ bị gãy gót.
4. Bí quyết mang giày không dau
Ngoài việc, chọn cho mình một đôi giày phù hợp. Bạn cũng nên biết một vài bí quyết sau đây để có thể tự tin hơn khi mang giày cao gót.
a. Căng giãn giày
Nếu giày của bạn đi không thực sự ôm vừa bàn chân, cách đơn giản nhất là hãy đặt giày vào túi sạch rồu vào ngăn đá tủ lạnh trong vòng 30 phút. Khi đôi giày đã ngấm lạnh, bạn lấy ra và mang nó đi. Nhờ đó, giày sẽ vừa với hình dạng bàn chân ấm áp của bạn.
Bạn cũng có thể thử đặt một túi nước bên trong giày và đặt chúng vào tủ đá. Phần nước đóng băng sẽ làm căng giãn đôi giày của bạn ra một chút.
b. Mẹo với băng dính
Với trường hợp, giày cao gót của bạn hay bị trượt xuống khi đi. Điều này sẽ gây ra đau nhức ngón chân, thì hãy tìm đến sự giúp đỡ của băng dính 2 mặt. Bạn có thể dán băng dính ở đáy giày và bàn chân, lúc này chân sẽ được cố định, không bị trượt xuống dưới, gây đau cho ngón chân nữa.
Nếu bạn muốn tiện lợi hơn, bạn có thể dùng miếng lót giày đặc biệt. Miếng lót này thường được làm bằng silicon hoặc vải, nó sẽ ngăn bàn chân bạn đổ về phía trước, giúp giảm đau và phồng rộp.
c. Giảm ma sát bằng kem dưỡng ẩm
Trước khi mang giày, bạn có thể bôi một chút kem dưỡng ẩm lên chân. Kem này vừa giúp da bạn mềm mại, mịn màng lại còn giảm tình trạng bị đau chân do cọ xát. Đặc biệt là những đôi giày mới, còn kích chân.
d. Giảm đau nhức ngón chân đơn giản
Bạn có thể thử mẹo này khi xỏ chân vào những đôi giày bịt mũi, hãy dùng miếng băng keo cá nhân hoặc băng gạc "buộc" ngón chân giữa và áp út lại với nhau. Mẹo lạ này sẽ giúp giảm thiểu cơn đau ở ngón chân do đi giày cao gót.
Theo Mayo Clinic, giữa ngón áp út và ngón giữa của bàn chân có một dây thần kinh. Khi đi giày cao gót, áp lực sẽ dồn lên dây thần kinh này gây ra tình trạng đau nhức.
Việc cố định ngón chân áp út và giữa lại với nhau sẽ giúp giảm nhẹ áp lực dồn lên dây thần kinh đó, qua đó khiến bàn chân "dễ thở" hơn.
e. Băng cá nhân thần thánh
Giày dép mới sẽ khá là cứng nên khiến phần gót chân bạn bị cọ sát nhiều và dễ phồng rộp. Giải pháp chính là những miếng urgo (băng cá nhân) dán vào những điểm bị cọ sát, tránh phồng rộp, chai chân.
f. Phấn rôm vừa không chân hôi lại giảm ma sát
Để giảm lực ma sát giữa bề mặt mu bàn chân với giày, bạn thử hãy rắc một chút phấn rôm lên chân trước khi mang giày nhé!
Bột talc cũng có tác dụng giúp chân bạn khô ráo. Đồng thời, nó giúp tránh đổ mồ hôi nhiều nên bạn sẽ không cần mang vớ khi đi giày.
g. Lúc có thể hãy dừng lại và để chân nghỉ
Đi bộ trên đôi giày cao gót thời gian dài sẽ khiến chân mỏi và đau nhức. Vì thế mỗi khi có cơ hội, bạn nên ngồi xuống để đôi chân được nghỉ ngơi khỏi đôi giày cao gót nhé.
Nguồn: tổng hợp
Về Trang chủ: Forita.vn
Xem thêm: Sản phẩm của Forita
Về chuyên mục: Life Hacks 4 Girl
Bài viết liên quan
10 bí quyết vàng giúp phái nữ luôn tươi trẻ
Chỉ bằng mười phương pháp đơn giản hàng ngày dễ thực hiện chị em sẽ níu giữ lại tuổi thanh xuân và đẹp mãi với...
11 thói quen gây tổn thương não khủng khiếp, nhiều người vẫn làm hàng ngày
Có những thói quen làm hàng ngày có thể vô tình "tiêu diệt" các tế bào não khiến chúng ta có nguy cơ bị rối...
7 mẹo đổ xăng vừa tiết kiệm vừa tránh gian lận bạn cần ghi nhớ
Điều này vẫn đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ mà nhiều người không biết, hoặc biết nhưng vẫn để mình bị gặp phải. Và...
14 công dụng của vaseline mà bạn gái không nên bỏ qua
Chỉ với vài chục ngàn, bạn đã có ngay một hũ vaseline thần thánh. Tuy là loại mỹ phẩm bình dân nhưng ngoài công dụng...